chi phi nha chung cu

Ở căn hộ chung cư phải đóng chi phí gì không?

Chi phí ở căn hộ chung cư là gì?

Khi mua hoặc thuê căn hộ chung cư, rất nhiều người chưa từng ở căn hộ chung cư có chung một thắc mắc: Ngoài tiền mua/ thuê nhà thì còn phải đóng thêm những tiền gì nữa hay không, thì hôm nay, TECCORP sẽ giải thích giúp bạn đọc.

chi-phi-nha-chung-cu

Để dễ hiểu, thì TECCORP sẽ chia ra thành 2 trường hợp:

  1. Bạn là người mua căn hộ chung cư để ở
  2. Bạn là người chỉ thuê căn hộ chung cư
chi-phi-o-can-ho-chung-cu
Chất lượng cuộc sống ở chung cư cao, nhưng chi phí có tăng cao hay không?

Ở căn hộ chung cư phải đóng những chi phí gì thêm?

chi-phi-o-can-ho-chung-cu
Căn hộ càng cao cấp, chi phí càng đắt đỏ?

1. Chi phí phát sinh khi mua chung cư để ở là gì

Khi bạn mua căn hộ chung cư để ở, ví dụ như bạn mua căn hộ giá 1 tỷ đồng. Vậy thì ngoài 1 tỷ đồng này, bạn phải hoặc sẽ phải đóng thêm tiền gì nữa

Phí bảo trì chung cư là gì?

Chi phí bảo trì chung cư cũng được xem là chi phí phát sinh khi chủ sở hữu mua căn hộ chung cư từ chủ đầu tư. Số tiền sẽ được tính bằng 2% trên giá trị hợp đồng căn hộ chưa có thuế VAT.

Kinh phí bảo trì của tất cả các căn hộ trong khu dân cư bạn ở sẽ được chủ đầu tư thu lại thành một số tiền xác định, được gọi là quỹ bảo trì và bàn giao lại cho đơn vị quản lý/ đơn vị tiếp quản hoặc chính chủ đầu tư sẽ giữ quỹ này

Tiền này để làm gì? Khi hết thời gian bảo hành tòa nhà từ lúc bàn giao nhà cho người dân (thường thời gian bảo hành là 5 năm). Nếu khu dân cư (tòa nhà chung cư) có gì đó bị hư, bị xuống cấp thì đơn vị quản lý sẽ dùng quỹ này để làm mới, thay mới, … giúp khu dân cư luôn được an toàn, mới mẻ.

Lệ phí trước bạ căn hộ chung cư là gì?

Người ta hay nói về phí ra sổ hồng/ sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất) đó là phí trước bạ. Khi nhận bàn giao căn hộ chung cư thì nhà vẫn chưa được cấp sổ ngay, phải có thời gian để chủ đầu tư làm việc với cơ quan chức năng để căn hộ chung cư của bạn được ra sổ. Và khi tra sổ, chủ sở hữu (là bạn) phải đóng lệ phí trước bạn.

Thường thì số tiền lệ phí trước bạ  = 0.5% x giá trị nhà (giá trị nhà được tính theo mức giá nhà nước quy định, chứ không phải giá nhà thị trường, cũng không phải giá nhà trên hợp đồng mua bán. Thường thì nhà nước quy định giá rẻ hơn rất nhiều)

Chi phí đóng hằng tháng ở chung cư:

Tiền phí dịch vụ (Phí quản lý chung cư): Khi bạn ở căn hộ chung cư, đơn vị quản lý phải có chi phí để thuê bảo vệ an ninh, thuê người làm vệ sinh, thắp sáng điện hành lang và khuôn viên, trồng cây xanh, quản lý trật tự, …. đổi lại, bạn phải đóng một khoản tiền cho đơn vị quản lý.

Số tiền phí dịch vụ được tính bằng: a ngàn đồng x số m2/ tháng. Phí dịch vụ hay còn được gọi là phí quản lý căn hộ chung cư.

  • a ngàn đồng là bao nhiêu tùy thuộc vào chất lượng quản lý, đẳng cấp khu căn hộ. Với những căn hộ giá rẻ thì chỉ khoảng 3000 – 8000 đồng/ m2 mỗi tháng. Còn đối với dạng căn hộ cao cấp như Vinhomes, Masteri,… được quản lý bằng đơn vị quốc tế, cao cấp thì tính bằng usd, có căn hộ lên đến 1-2 usd/ m2 (khoảng 22 – 44 ngàn đồng mỗi m2/ tháng)
  • Số m2 là diện tích thông thủy căn hộ của bạn

Xem quy định của pháp luật về khung giá quản lý chung cư: tại đây

Tiền khác:

  • Tiền gửi xe: không phải bạn mua căn hộ chung cư thì bạn được để xe miễn phí như bạn mua nhà phố bên ngoài đâu nhé. Bạn để xe dưới hầm xe và được quản lý, giữ gìn. bạn sẽ phải trả tiền hằng tháng. Đương nhiên nếu xảy ra cháy nổ, mất mát thì bạn sẽ được bồi thường
  • Tiền tiện ích: Khi bạn sử dụng các tiện ích như hồ bơi, gym, cafe, … thì bạn phải trả tiền dịch vụ tiện ích tùy vào từng khu vực quy định giá

2. Chi phí phát sinh khi thuê chung cư ở là gì?

Khi bạn thuê nhà ngoài số tiền bạn trả tiền thuê hằng tháng cho chủ nhà bạn vẫn phải chịu các chi phí phát sinh:

  • Tiền phí dịch vụ căn hộ: Số tiền này bạn sẽ thương lượng với chủ nhà, nếu chủ nhà “bao” luôn chi phí này thì bạn không cần đóng (Phí quản lý)
  • Tiền khác: tiền sử dụng các tiện ích (có nói ở trên) như gửi xe, hồ bơi, gym, … thì đương nhiên bạn sẽ phải đóng rồi.

Trên đây là toàn bộ các chi phí cơ bản, phát sinh khi mua hoặc thuê căn hộ chung cư để ở. TECCORP hi vọng bạn sẽ nhanh chóng thích nghi với “những khoản chi phí” này nhé, cũng không khó chịu lắm phải không nào.

5/5 - (2 bình chọn)